• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo quê hương
  • Báo in
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Khoa học - Công nghệ

Vệ tinh NanoDragon của Việt Nam đã sẵn sàng để phóng

Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho biết, vệ tinh NanoDragon do các kỹ sư Việt Nam thiết kế, chế tạo đã vượt qua các thử nghiệm tại Nhật Bản trong môi trường nhiệt, chân không trong vũ trụ, độ vững chắc rung động và sốc và sẵn sàng phóng

NanoDragon là vệ tinh dạng cubesat lớp nano nặng khoảng 4 kg. Quá trình nghiên cứu, thiết kế, tích hợp, thử nghiệm chức năng vệ tinh hoàn toàn được thực hiện tại Việt Nam, bởi các cán bộ nghiên cứu của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam. Ngoài ra, toàn bộ cấu trúc cơ khí và mạch phân phối nguồn và một số mạch phụ trợ khác của vệ tinh cũng được tự chế tạo tại Việt Nam.

Vệ tinh NanoDragon.

Trước đó, hồi đầu tháng 3, vệ tinh NanoDragon được gửi sang Học viện Công nghệ Kyushu, Nhật Bản để trải qua các thử nghiệm trong môi trường giả định trước phóng.

TS. Lê Xuân Huy- Phó Tổng giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam cho biết, vệ tinh NanoDragon kết thúc thử nghiệm ngày 7.4, đạt mọi chỉ tiêu theo yêu cầu của nhà phóng và yêu cầu thiết kế. Hiện vệ tinh hoạt động hoàn toàn bình thường sau thử nghiệm và được chuyển về Việt Nam, chờ ngày phóng lên quỹ đạo. Dự kiến, vệ tinh sẽ được phóng trong năm tài khóa 2021 của Nhật Bản (đến tháng 3.2022), bởi tên lửa Epsilon.

TS. Lê Xuân Huy cũng cho biết, NanoDragon được phát triển với mục đích chứng minh có thể dùng công nghệ chùm vệ tinh cỡ siêu nhỏ để thu tín hiệu nhận dạng tự động tàu thủy (Automatic Identification System - AIS), phục vụ cho mục đích theo dõi, giám sát phương tiện trên biển. Vệ tinh cũng được thiết kế để nhằm xác minh chất lượng của hệ thống điều khiển và xác định tư thế vệ tinh và một máy tính trên khoang tiên tiến mới của MEISEI được phát triển riêng dành cho vệ tinh cỡ siêu nhỏ.

"Công nghệ vũ trụ là một ngành công nghệ cao đòi hỏi trình độ về nhân lực, về cơ sở hạ tầng cũng phải đầy đủ, và định hướng phát triển nó cũng phải tương đối dài hạn. Vì để phát triển một vệ tinh phải mất 5-7 năm nên nếu chúng ta không có định hướng dài hạn thì sẽ rất khó giữ được đội ngũ nhân lực, rồi có những đầu tư để đáp ứng nhu cầu".

Nếu phóng thành công, vệ tinh NanoDragon dự kiến sẽ hoạt động ở quỹ đạo đồng bộ mặt trời ở độ cao khoảng 560 km.

Trước vệ tinh NanoDragon, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam cũng đã chế tạo thành công vệ tinh siêu nhỏ PicoDragon (1kg), phóng lên quỹ đạo và thu được tín hiệu vào năm 2013. Tiếp sau đó, tháng 1.2019, vệ tinh MicroDragon (50kg) được chế tạo bởi nhóm 36 cán bộ Trung tâm Vũ trụ Việt Nam dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia Nhật Bản, được phóng thành công lên quỹ đạo và gửi được ảnh về trạm mặt đất tại Nhật Bản.

Lộ trình phát triển.

Theo PGS.TS Phạm Anh Tuấn - Tổng giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ của Việt Nam đã đặt ra lộ trình, sẽ từng bước làm chủ công nghệ vệ tinh thông qua việc thiết kế, chế tạo từ vệ tinh siêu nhỏ, vệ tinh nhỏ đến những vệ tinh sử dụng công nghệ tiên tiến nhất là công nghệ radar: "Nếu chúng ta cứ đi mua vệ tinh thì không thể tự chủ phát triển những vệ tinh phục vụ cho mục đích riêng cho Việt Nam sau này. Còn nếu chúng ta làm chủ công nghệ sau này chúng ta từng bước tự chế tạo những con vệ tinh phục vụ cho những mục đích của riêng Việt Nam".

Theo Tạ Lan (VOV1)

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Israel tìm ra phương pháp mới ngăn chặn sự lây lan của tế bào ung thư não  (12/4/2021)  
Tìm ra nguyên nhân đông máu sau tiêm vaccine AstraZeneca  (11/4/2021)  
Thổ Nhĩ Kỳ tìm nguồn cung ứng sản phẩm, linh kiện điện tử từ Việt Nam  (9/4/2021)  
Tiện ích vượt trội với ngân hàng số  (9/4/2021)  
Khai mạc Trường học mùa đông về Phát triển bền vững  (9/4/2021)  
Miễn tiền thuê đất 10 năm cho Trung tâm ICISE  (8/4/2021)  
Tiêu chí xác định DN công nghệ cao  (8/4/2021)  
Cánh đồng mẫu sản xuất lúa Tây Bình đạt kết quả tốt  (8/4/2021)  
9 cơ sở kinh doanh vi phạm về đo lường  (8/4/2021)  
4 DN tham gia giải thưởng Chất lượng quốc gia  (8/4/2021)  
ĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG
MerryLand Quy Nhơn là dự án tổ hợp nghỉ dưỡng cao cấp được phát triển bởi tập đoàn Hưng Thịnh tại phía Nam bán đảo Phương Mai, TP Quy Nhơn, Bình Định
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ ĐIỆN - XÂY DỰNG VÀ NÔNG LÂM TRUNG BỘ
Thích ứng an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19
Liên hệ quảng cáo
Quảng cáo Báo Bình Định
BỘ GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TRONG TÌNH HÌNH MỚI
bidiphar
Tuyển dụng công chức, viên chức
Đầu tư vào Bình Định
Công báo
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 96/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 25.2.2016
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:https://baobinhdinh.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang